Tranh đồng Vinh Quy Bái Tổ - món đồ đồng tuyệt phẩ
 

Xưa kia việc thi cử đỗ đạt, thành quan là điều hãnh diện, vinh dự không chỉ của gia đình  mà của cả xóm làng nơi ta sinh ra và lớn lên. Khi con cháu trong làng đỗ đạt, thành công sẽ trở về làng để tỏ lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn đối với cha mẹ, thầy cô. Đó là nét đẹp văn hóa ngàn đời của dân tộc ta.

Bức tranh đồng Vinh Quy Bái Tổ chính là hiện thức hóa hình ảnh đó. Hãy cùng Siêu thị đồ đồng mỹ nghệ khám phá về tranh Vinh Quy Bái Tổ - đồ đồng mỹ nghệ giàu giá trị.



Sự ra đời của bức tranh Vinh Quy Bái Tổ

- Từ thời vua Lê Thánh Tông năm 1484 đã có ban điều lệ ghi danh bia đá những tân khoa tiến sĩ đỗ đạt cao trong các kì thi. Bia đá đó dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội. Cũng từ đó nhà vua ban cho các tân khoa đỗ đạt yến tiệc, mũ áo... và cho lính rước kiệu về quê để Vinh Quy Bái Tổ. Cảnh tượng rất long trọng và đầy kiêu hãnh.

- Đó là niềm vinh dự của tân khoa, niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô và họ hàng, làng xóm. Hơn nữa Vinh Quy Bái Tổ còn là cách để bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, các đấng sinh thành dạy dỗ.

- Ngày nay việc thi cử dễ dàng hơn, thuận lợi hơn nên việc đỗ đạt thi cử là rất nhiều. Bởi vậy tục lệ Vinh Quy Bái Tổ không còn nhưng nó vẫn mang ý nghĩa rất sâu sắc trong lòng dân. Để lưu truyền nét đẹp thời xưa, dân ta đã chế tác ra bức tranh Vinh Quy Bái Tổ bằng đồng. Đồ đồng mỹ nghệ rất đẹp và ý nghĩa nên rất được con người yêu thích.

Tranh đồng Vinh Quy Bái Tổ - kiệt tác của đồ đồng mỹ nghệ

Phải nói tranh Vinh Quy Bái Tổ rất đặc sắc và sống động. Đây là bức tranh có quá nhiều hình ảnh và các chi tiết cầu kỳ.

- Bức tranh là phong cảnh làng quê nơi tân khoa sinh ra và nuôi dưỡng người khôn lớn thành tài. Bức tranh có cây cối, hoa lá, chim muông, có trời mây, có ao hồ, có cổng làng và đặc biệt là có rất nhiều người. Không chỉ tân khoa và những người lính mà còn có những người thân và dân làng ra đón. Thật là một khung cảnh đậm tình người, thậm chất thôn quê và giàu tính nhân văn.

- Các họa tiết đó đều được chạm khắc tỉ mỉ trên tấm đồng liền nguyên chất nên rất bền đẹp. Hơn nữa sắc óng của đồng tạo cho bức tranh sự nổi bật và sang trọng.

- Khung tranh được làm từ đồng hoặc gỗ quý nên rất bền và đẹp. Bên ngoài bức tranh còn được bọc kính rất sang trọng.

- Bức tranh được tạo ra rất cầu kỳ và chi tiết từ khâu vẽ tranh, tạo khuôn, đúc, chạm khắc tới đánh bóng. Để có được bức tranh kiệt tác như tranh Vinh Quy Bái Tổ, những người nghệ nhân đã sử dụng tất cả những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất cộng với tâm hồn yêu cái đẹp và bàn tay đầu khéo léo để có thể chế tác ra món đồ đồng.

Thông tin mới nhất tại: https://sites.google.com/site/dodongphongthuydep/



Ý nghĩa của tranh đồng Vinh Quy Bái Tổ

Bức tranh phong cảnh đồng quê với cảnh rước quan trạng về làng là một bức tranh đẹp, giàu thẩm mỹ và đặc biệt giàu ý nghĩa, thể hiện truyền thống ngàn đời của dân tộc ta.

- Bức tranh thể hiện lòng biết ơn , sự tôn kính tới các bậc sinh thành: tổ tiên, ông bà, cha mẹ và lòng tri ân tới những người có công dạy giỗ. Bởi vậy văn hóa Việt Nam ta có câu: công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.

- Vinh quy bái tổ còn là bức tranh thể hiện thanh danh và nâng cao truyền thống học tập của gia đình.

- Bức tranh có ý nghĩa cầu đỗ đạt cho con cháu trong nhà. Có bức tranh treo phòng khách, con cháu sẽ học hành giỏi giang, đỗ đạt và thành công.

- Hơn nữa có bức tranh trong nhà như một cách để giáo dục nhân cách con người luôn phải nhớ về nguồn cội của mình.

Treo tranh đồng Vinh Quy Bái Tổ ở đâu?

Với ý nghĩa sâu sắc về lòng biết ơn và giáo dục con người, bức tranh nên được treo ở những nơi sang trọng, dễ nhìn và đông đủ như phòng khách hoặc nhà thờ họ. Đó là nơi tụ họp đông đủ các thành viên trong gia đình và dòng họ, có sản phẩm đồ đồng cao cấp con cháu sẽ nhìn vào và noi gương.

Mua tranh đồng Vinh Quy Bái Tổ ở đâu?

Thật tuyệt nếu như phòng khách hay nhà thờ họ của bạn có treo bức tranh đồng Vinh Quy Bái Tổ. Nó sẽ tạo sự sang trọng và ý nghĩa cho căn phòng. Hãy liên hệ với Đồ Đồng Đại Bái Sieuthidodong.vn để có được bức tranh đẹp, chất lượng và ưng ý nhất.

 
Powered byEMF Web Form
Report Abuse